Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Những lưu ý khi khi chọn mua đồng hồ cơ nam tự động

Đồng hồ cơ tự động hay đồng hồ tự động là một trong những dòng đồng hồ đeo tay được khao khát nhất trong giới mộ điệu thời trang. Khác với các loại đồng hồ Quartz được vận hành bằng pin, thì với đồng hồ Automatic tự động, năng lượng được cung cấp bằng việc lên dây cót mỗi ngày. Thông thường có 2 loại chính là đồng hồ nam tự động và đồng hồ nữ tự động; nhưng trên thị trường hiện nay đồng hồ nam tự động chiếm ưu thế hơn với nhiều thương hiệu như Carrival, Tissot, Titoni, Federique Constant.

1. Lần đầu sử dụng là vô cùng quan trọng

Sau khi mua về, việc đầu tiên là bạn phải khởi động chiếc đồng hồ của bạn. Một động tác khởi động tốt sẽ giúp đồng hồ được hoạt động bình thường và hiệu quả. 
Các bạn hãy đeo đồng hồ lên tay và sau đó tiến hành quật gió theo 1 góc 90 độ từ phương 12h đến phương 9h (nếu là tay phải) và 3h (nếu là tay trái), liên tục trong ít nhất 30 lần. Việc này giúp kích thích năng lượng tạo động năng cho đồng hồ bắt đầu hoạt động tốt nhất.
Nếu chiếc đồng hồ của bạn thuộc dạng lên dây cót mỗi ngày thì nên đều đặn đúng 1 khung giờ từng ngày, bạn lên từ 6 đến 8 vòng dây, việc duy trì như thế sẽ đảm bảo đồng hồ tự động của bạn sẽ làm việc liên tục.

2. Đồng hồ nam tự động phải được bảo quản cẩn thận

Những lưu ý khi khi chọn mua đồng hồ cơ nam tự động

Do cấu tạo bằng những bánh răng liên tục nên đa phần thường phải cẩn trọng tránh sự ảnh hưởng nặng nề từ độ ẩm, hóa chất, từ trường mạnh hay va đập chấn thương. Việc thường xuyên lau chùi, đánh bóng và bảo trì tại Trung tâm chính hãng sẽ giúp bạn duy trì được chất lượng của sản phẩm.

3. Nên đeo ít nhất trên 8 tiếng hay trang trí Watch Winder để nạp năng lượng khi không sử dụng

Nên sử dụng ít nhất 8h một ngày, đó là lời khuyên của các chuyên gia. Việc để đồng hồ nam tự động của bạn ít vận động sẽ nhanh chóng làm hao mòn và dễ gây chậm nhịp so với khi thường xuyên vận động. 
Còn nếu bạn phải thường xuyên không dùng đồng hồ thì 1 chiếc Watch Winder là 1 trợ phẩm để bảo vệ đồng hồ của bạn.
Watch Winder là 1 máy tự động cho trục xoay li tâm, bạn có thể đặt chiếc đồng hồ nam tự động của bạn vào giữa và dể máy tự xoay, điều này sẽ giống như khi bạn di chuyển hằng ngày.

4. Đồng hồ Automatic sẽ không chính xác bằng đồng hồ Quartz

Chính xác là vậy. Đồng hồ nam tự động sẽ chậm hơn từ 6 - 8 giây/ngày so với đồng hồ Quartz vì tác dụng ma sát của các bánh răng. Nhưng đừng vì vậy mà cho rằng đồng hồ tự động là không tốt. Vì so với đồng hồ Quartz, các loại đồng hồ tự động Automatic tốt hơn rất nhiều.

Tại Việt Nam, Đồng hồ Time là trung tâm cung cấp nhiều loại đồng hồ nam tự động cùng nhiều dòng sản phẩm đồng hồ chính hãng đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới. Đồng hồ Time khẳng định là thương hiệu siêu thị cung cấp đồng hồ nam tự động chính hãng tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.
Read More

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Khám phá công nghệ nổi bật trong đồng hồ Carrival nam chính hãng

Đồng hồ nam cao cấp Carrival chính hãng luôn khiến những người chơi đồng hồ khao khát được sở hữu. Sở hữu những bộ máy chất lượng, thiết kế độc đáo là những ưu thế của những chiếc đồng hồ này. Ngoài ra, những công nghệ hiện đại cũng là một điểm mạnh đáng kể khiến cho đồng hồ Carrival được yêu mến đến vậy.

Khám phá công nghệ nổi bật trong đồng hồ Carrival nam chính hãng

Eco-drive - đột phá của công nghệ năng lượng ánh sáng

Một trong những công nghệ được cho là cách mạng trong ngành công nghiệp đồng hồ, đó chính là công nghệ hấp thụ năng lượng ánh sáng mà Carrival là người tiên phong. Những chiếc đồng hồ Eco-drive được tích hợp công nghệ này được mệnh danh là những cỗ máy không ngừng nghỉ. Vì người đeo sẽ không bao giờ phải lo lắng về năng lượng cho cỗ máy đồng hồ của mình.

Carrival đã áp dụng một công nghệ giống như công nghệ sản xuất pin mặt trời để có thể biến đổi năng lượng của các loại ánh sáng tự nhiên và nhân tạo thành điện năng cung cấp cho những chiếc đồng hồ. Năng lượng ánh sáng đảm bảo cho tất cả các hoạt động của đồng hồ, ngay cả khi nó ở trong bóng tối bao lâu đi nữa.

Mạ IP Super Titanium – hiện đại và sang trọng

Với những đặc điểm nổi trội của mình, Titinium được sử dụng rất nhiều trong ngành chế tạo và sản xuất đồng hồ truyền thống. Đồng thời kim loại này cũng góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và vẻ đẹp trong những cỗ máy đồng hồ. 

Công nghệ mạ IP Super Titanium được áp dụng rất nhiều trong những mẫu đồng hồ Carrival nam chính hãng làm cho những chiếc đồng hồ này nhẹ hơn nhiều; khả năng chống xước và chống va đập cực kỳ tốt; chống ăn mòn trong những môi trường có độ ẩm lớn hoặc khi tiếp xúc với các chất oxy hóa.

Những mẫu đồng hồ Carrival nam chính hãng luôn có những đặc điểm riêng khiến cho nhiều người phải yêu mến. Thương hiệu này cũng rất chú trọng đến việc tạo ra những công nghệ hiện đại để ứng dụng trong các sản phẩm của mình.

Read More

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Cấu tạo chiếc đồng hồ cơ

Một chiếc đồng hồ cơ đeo tay nam là một chiếc đồng hồ có cấu tạo từ các cơ cấu cơ khí (không dùng điện, từ…) để tính thời gian.

Các thành phần cơ bản của đồng hồ cơ khí



Mặt số (Dial): Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Ngoài giờ, phút và giây tiêu chuẩn, trên mặt số còn có lịch ngày, thứ, năm, lịch mặt trăng moonphase, mức năng lượng dự trữ, thang 24 giờ…

Bộ máy (Movement): Là một cơ cấu và hệ thống được lắp ráp theo một trật tự nhất định của một chiếc đồng hồ với các cơ cấu như điều chỉnh kim và lên giây (winding), dây cót tích trữ năng lượng (mainspring), hệ bánh răng (gear), cơ cấu hồi (escapement) và bánh lắc lò xo (spring balance).

Kim (Hand): Kim đồng hồ cho biết các chức năng của nó. Phần lớn kim quay trên thang đo và nhưng cũng có loại kim đứng yên và thang đo quay. Nhiều hình dạng của kim được sử dụng trong lịch sử đồng hồ nhưng đều là loại bằng thép mỏng hoặc rất nhẹ. Phần lớn đồng hồ cơ bản có 3 kim – giờ, phút và giây. Những chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới chỉ có một kim để chỉ giờ. Nhà sản xuất đồng hồ người Anh Daniel Quare là người giới thiệu chiếc kim phút đầu tiên năm 1691. Nó trở thành phổ biến vào đầu thế lỷ 18. Những chiếc kim đầu tiên rất thô ráp, nặng nề và mặt số chưa được bảo về bằng kính vì người đeo phải dùng tay để quay chiếc kim. Giữa thế kỷ 18, những chiếc kim trở nên mỏng hơn và thanh lịch hơn. Chúng được làm bằng tay và hoàn thiện với nhiều kiểu trang trí khá ấn tượng. Những dạng chủ yếu của kim: hình gậy, hình lá lúa, lưỡi kiếm. kiểu cogn như của Breguet hoặc kim được rập thủng kiểu skeleton.

Thân (case) bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính (middle), vành tròn (bezel), mặt kính (glass) và đáy hoặc nắp phía sau (back). Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ.
Khám phá bộ máy của chiếc đồng hồ cơ

Tích lũy năng lượng cơ khí: Dây cót (mainspring)
Phân chia và truyền động: Hệ thống bánh răng (gearchain)
Chi thời gian và phân bố: Cơ cấu hồi (escapement)
Điều chỉnh: Bánh lắc (balance wheel) và dây tóc (spring)
Một chiếc đồng hồ cơ khí cần năng lượng để làm việc. Năng lượng này được cung cấp cho các cơ cấu của đồng hồ từ dây cót, nó xoắn lại khi chiếc đồng hồ được lên giây. Dây cót chính được lắp bên trong một hộp tang trống hình trụ nhỏ (barrel).

Dây cót (1) bản thân là một lá thép rất mềm và dài, được lên giây bằng một khóa vặn, cuốn lại xung quanh trục (2) của hộp tang trống và chứa năng lượng để chạy đồng hồ. Một khi được lên giây, dây tóc tự nhiên có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu bằng cách nhả và do đó tạo ra năng lượng đưa đến các bộ phận của chiếc đồng hồ. Chiếc hộp tang trống có các bánh răng (3) và qua đó nó truyền năng lượng đến hệ thống bánh răng của đồng hồ.

Hệ thống bánh răng – Phân chia và truyền động

Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi (escape-wheel). Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

Bánh răng đầu tiên ngay sau hộp tang trống là bánh răng trung tâm. Như tên của nó đã đề cập, nó nằm ở tâm của bộ máy. Bánh răng này quay hết một vòng trong thời gian 12 giờ và nó gắn chiếc kim giờ.
Bánh răng tiếp theo được gọi là bánh răng thứ ba là một bánh răng trung gian.
Bánh tiếp theo là bánh răng thứ tư. Bánh răng này có thể đặt ở chính giữa hoặc tại vị trí 6 giờ của đồng hồ. Nó hoàn thành một vòng quay trong thời gian 1 phút hoặc 60 giây do đó nó thường gắn chiếc kim giây. Ba bánh răng trên thường được làm bằng đồng thau.
Chiếc bánh răng cuối cùng là bánh răng hồi (pallet-wheel hoặc escape-wheel). Nó giải phóng năng lượng được truyền đến thông qua các bánh răng tới cần gạt mức (pallet-lever) theo những khoảng liên tiếp nhau. Chiếc bánh răng này rất khác với ba bánh kia. Nó được làm từ loại thép tốt có độ cứng cao và chịu đựng rung chấn khi chạm vào cần gạt (trung bình 21.600 lần/giờ có nghĩa là 518.000 lần một ngày đêm). Hình dạng của các bánh răng cũng rất đặc biệt và nó là một trong những chi tiết phức tạp nhất của đồng hồ.

Cơ cấu hồi (Escapement) – Phân chia thời gian

Năng lượng được truyền một cách liên tục từ dây cót phải được chia thành các đơn vị thông thường để có thể đếm được thời gian. Cơ cấu hồi chuyển năng lượng nhận được thành các xung. Nếu cơ cấu này không xuất hiện, các bánh răng quay quá nhanh và dây cót sẽ nhả hết năng lượng trong thời gian vài giây.

Cơ cấu hồi tạo thành liên kết từ cơ cấu điều chỉnh và phân bố xung đến bánh lắc. Cần gạt mức (1) nhận năng lượng được cung cấp ban đầu bởi dây cót thông qua các xung của bánh răng hồi (2). Cần gạt mức biến chuyển động tròn của bánh răng thành các chuyển động qua lại để vận hành bánh lắc. Nó tạo thành một chuỗi chuyển động rời rạc tương ứng với âm thanh “tic” và “tắc” mà ta nghe thấy mỗi khi đồng hồ cơ hoạt động.

Bánh lắc (balance) và dây tóc (hairspring) – Cơ cấu điều chỉnh

Bánh lắc và dây tóc được coi là trái tim của đồng hồ, nó quyết định đến độ chính xác của đồng hồ và là cơ cấu có độ nhạy cảm rất cao. Chúng gồm có một một bánh lắc 1 (bánh này tuyệt đối yêu cầu tính cân bằng trục và có thể điều chỉnh độ cân bằng thông qua những con ốc đối trọng gắn ở xung quanh) và một lò xo xoắn dao động hay còn gọi là dây tóc 2.

Bánh lắc có tác dụng điều khiển tốc độ của đồng hồ. Bánh lắc quay tiến và lùi (dao động) xung quanh vị trí trung tâm của nó nhờ dây tóc xoắn. Nó được vận hành nhờ năng lượng từ cơ cấu hồi, cơ cấu có chức năng biến chuyển động quay của các bánh răng thành dạng xung và đưa đến bánh lắc. Tuy nhiên bánh lắc lại có tác dụng ngược lại với cơ cấu hồi và hệ thống bánh răng bằng cách duy trì tốc độ không đổi và rất chậm của chúng. Mỗi lần bánh lắc xoay (chúng ta nghe thấy tiếng đập tíc tắc) các bánh răng cũng được xoay theo và từ đó quay các kim. Sự kết hợp giữa khối lượng của bánh lắc và độ đàn hồi của dây tóc giữ cho thời gian giữa những lần dao động rất ổn định. Độ nhanh chậm của đồng hồ có thể được điều chỉnh trực tiếp bằng những con ốc hoặc cần gạt gắn trên bánh lắc và dây tóc.

Dây tóc

Dây tóc được sản xuất bằng loại chất liệu đặc biệt có tính đàn hồi cao và không thay đổi trong thời gian dài. Tần số là đặc tính quan trọng để đánh giá phẩm chất của một dây tóc và thường được tính bằng số lần dao động trong một giờ (lần/h). Hiện nay trong ngành công nghiệp đồng hồ thường có 4 loại dây tóc chủ yếu: 18.000; 21.600; 28.800 và 36.000. Dây tóc càng có tần số cao càng chính xác, ví dụ dây tóc có tần số dao động 36.000 lần/h thì có độ chính xác là 1/10 giây.

Chân kính (jewel)

Như những viên hồng ngọc phát sáng lung linh trong hang tối, chân kính của chiếc đồng hồ không chỉ làm chức năng ổ đỡ mà còn là thứ trang sức tuyệt đẹp. Nhờ tính chất vật lý rất cứng và chịu mài mòn cao, các tinh thể kim cương và hồng ngọc được sử dụng để làm ổ đỡ bên trong các trục quay của đồng hồ cơ. Với ma sát rất nhỏ và rất bền, các ổ đỡ kiểu này không làm ảnh hưởng đến độ chính xác cũng như tuổi thọ của đồng hồ. Những chiếc đồng hồ thông thường có khoảng 17 chân kính. Tất nhiên không phải tất cả đồng hồ đều dùng chân kính kim cương hoặc rubi, một vài hợp chất cứng khác cũng có thể được dùng để làm chân kính đồng hồ. Số lượng chân kính càng nhiều đồng hồ càng chính xác và đắt tiền. Một số hãng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ như Omega, Jaeger-LeCoultre, Vacheron Constantin, Blancpain hay dùng chân kính bằng kim cương và rubi tự nhiên hoặc nhân tạo. Họ đưa ra những chiếc đồng hồ có số lượng chân kính trung bình từ 25-35, cá biệt đến 100 chân kính. Các vị trí bắt buộc phải có chân kính như các trục quay nhạy của bánh lắc, cơ cấu hồi, cần gạt, tourbillon… Những chiếc đồng hồ điện tử hiện đại hiển thị số không cần thiết phải sử dụng chân kính tuy nhiên loại điện tử chạy kim vẫn phải dùng chân kính để tăng tuổi thọ của pin.
Read More